Cũng như các kỳ nhập học, các trường Nhật ngữ thường đưa ra các tiêu chuẩn tuyển chọn chung như sau:
– Đã tốt nghiệp THPT tại Việt Nam.
– Số năm trống không quá 3 năm.
– Yêu cầu tiếng Nhật tối thiểu N5.
– Điểm trung bình cấp 3 trên 6.5, số buổi nghỉ học không quá 10 buổi.
– Hạnh kiểm khá, tốt.
– Không tiền án tiền sự, không thuộc diện cấm xuất cảnh của Cục Quản lý xuất nhập cảnh.
– Tài chính: Người bảo lãnh cần chi trả được chi phí trong suốt quá trình học, có sổ ngân hàng thời hạn trên 3 tháng tới thời điểm nộp hồ sơ với số dư tối thiểu theo quy định Cục Quản lý xuất nhập cảnh.
Khi đăng ký đi du học Nhật Bản kỳ tháng 1 tháng 4 tháng 7 và tháng 10 , du học sinh cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
1. Giấy khai sinh (1 bản sao công chứng).
2. Chứng minh thư nhân dân (1 bản sao công chứng).
3. Hộ khẩu (1 bản sao công chứng).
4. Bằng tốt nghiệp THPT (2 bản sao công chứng). Nếu học sinh chỉ tốt nghiệp THPT, phải nộp thêm bản gốc bằng tốt nghiệp THPT.
5. Học bạ THPT (2 bản sao công chứng). Nếu học sinh chỉ tốt nghiệp THPT, phải nộp thêm bản gốc Học bạ THPT.
6. Bằng tốt nghiệp Trung cấp/ Cao đẳng/ Đại học (bản gốc + 2 bản sao công chứng)
7. Bảng điểm Trung cấp/ Cao đẳng/ Đại học (bản gốc + 2 bản sao công chứng).
8. Giấy Xác nhận học tiếng Nhật.
9. Giấy xác nhận nghề nghiệp (dành cho những người đã đi làm, nếu là sinh viên ĐH, CĐ chưa tốt nghiệp thì cần giấy xác nhận đã học tại trường, bảng điểm).
10. Hộ chiếu.
11. 15 ảnh thẻ 3×4.
1. Sổ ngân hàng.
2. Giấy chứng nhận số dư tài khoản.
3. Giấy chứng nhận tại cơ quan làm việc và thu nhập trong 3 năm gần nhất.
4. Chứng minh thư nhân dân (2 bản sao công chứng).
* Chú ý: Tất cả những giấy tờ bản sao trong hồ sơ được photo 1 mặt trên giấy khổ A4, Bản sao công chứng mới (cách ngày nộp không quá 7 ngày).
– Bước 1: Chọn trung tâm tư vấn du học uy tín
– Bước 2: Chọn trường học và hoàn thành hồ sơ du học.
– Bước 3: Phỏng vấn với nhà trường Nhật ngữ
– Bước 4: Gửi hồ sơ và đơn yêu cầu đến Cục quản lý nhập quốc.
– Bước 5: Nhận giấy phép lưu trú
– Bước 6: Nộp hộ chiếu và giấy phép lưu trú xin visa du học
– Bước 7: Phỏng vấn xét duyệt visa tại Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
– Bước 8: Nhận visa du học
– Bước 9: Đến Nhật
– Bước 10: Nhập học
Cùng với sự phát triển của mối quan hệ thân thiết Việt – Nhật, ngày càng có nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam, kéo theo nhu cầu nhân lực rất lớn. Chính vì vậy, cơ hội nghề nghiệp trong các doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam và cả nước này dành cho du học sinh rộng mở vô cùng. Du học Nhật Bản không phải là lựa chọn duy nhất mang lại thành công, nhưng lại là cách thức tốt nhất để du học sinh tìm hiểu chuyên sâu và trực tiếp trải nghiệm nền văn hóa, hệ thống giáo dục và trau dồi kỹ năng làm việc và tạo lợi thế cạnh tranh trên chặng đường sự nghiệp sau này.
Nếu bạn cần cung cấp thêm thông tin hoặc có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với du học EDO để được tư vấn kỹ lưỡng và chính xác.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
TRUNG TÂM TƯ VẤN DU HỌC EDO
Ms Hà : 0912042146
Địa chỉ số 121 Ngõ 254, Phố Minh Khai , Phường Mai Động, Quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội, Việt Nam
Email: duhocedo@gmail.com,
Website: http://nhatnguedo.edu.vn
Facebook: Trung tâm du học EDO - Nhật Ngữ EDO
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Lễ hội giao lưu văn hóa Việt – Nhật và Ngày hội việc làm Nhật Bản 2023 cũng là chương trình thường niên lần thứ 8 được tổ chức bởi Đại học Đông Á. Ngày 9/3, tại Đại học Đông Á (Đà Nẵng) diễn ra chương trình Lễ hội giao lưu văn hóa Việt – Nhật và Ngày hội việc làm Nhật Bản 2023. Đây là...